Kinh nghiệm viết content từ 1 bài viết tệ

Dù bạn có là một tay viết chuyên nghiệp hay chỉ là kẻ nghiệp dư thì chắc chắn cũng dăm ba lần cho ra đời một bài viết thuộc hàng tệ hại.

Thế nhưng đừng vội vứt nó vào sọt rác vì bạn sẽ không thể ngờ đến những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại đâu!

Kinh nghiệm viết content từ 1 bài viết tệ
Kinh nghiệm viết content từ 1 bài viết tệ

Dưới đây là 10 bài học kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được từ những bài viết được cho là tệ hại của mình.

1/ Viết như thể đang trò chuyện

Tốt nhất câu chuyện của bạn nên tạo ra sự khác biệt giữa “trò chuyện” và “kể chuyện”. Cụ thể, bạn nên dành thời gian tương tác với người đọc bằng cách đào sâu vấn đề và chỉ họ giải pháp như những nhà tư vấn bán hàng tại các showroom chuyên nghiệp. Tuyệt đối không nên liệt kê, kể lể vì khách hàng bao giờ cũng thích được “xoa dịu nỗi đau” chứ không cần bạn “dạy đời” họ.

2/ Tạo điểm nhấn riêng

Khi số lượng bài viết ngày càng nhiều hơn thì việc “níu chân” người đọc càng trở nên khó hơn trong việc quảng cáo Marketing. Chính vì vậy mà bạn nên học cách tạo sự khác biệt, tạo điểm nhấn sống động để gây ấn tượng với khách hàng.

Trước khi bắt đầu viết hãy suy nghĩ xem thông tin chính mà bạn đang muốn truyền đạt trong bài viết là gì và dùng những câu từ đắt giá nhất để “may” cho nó một “chiếc áo” thật lộng lẫy, bắt mắt.

3/ Các từ mô tả không phải lúc nào cũng nên đúng và hoàn hảo

Những tay viết chuyên nghiệp hay các giáo viên, giáo sư của bạn có lẽ đã không nói với bạn là “Các từ mô tả” chỉ đúng với một mức độ nhất định nào đó thôi. Sẽ thật bực bội khi đọc nội dung do một nhà văn viết, và nhất là khi họ không thể ngừng sử dụng các tính từ.

Lấy ví dụ như câu: “Đội ngũ đẳng cấp thế giới của chúng tôi tạo ra công việc độc đáo cao mà bạn không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác.” Nghe quá phi thật tế và khá kinh khủng, phải không?

Trước tiên, bạn không nên sử dụng một tính từ hoặc trạng từ với một tính từ chỉ mức độ tuyệt đối. Các tính từ chỉ mức độ tuyệt đối là những từ không thể dùng trong trường hợp so sánh và càng không thể sử dụng trong trường hợp so sánh nhất. Trong ví dụ ở trên, không cần sử dụng từ “cao” để mô tả thêm từ “độc đáo”.

Thứ hai, bạn nên chọn giữa sử dụng tính từ để mô tả hay chỉ mô tả vấn đề đơn thuần. Trong câu “Công việc độc đáo mà bạn không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác” là khá thừa. Đừng cố gán ghép cho người đọc những thông tin mà họ cảm thấy chưa chắc hay xa vời chỉ vì bạn muốn truyền đạt cái tốt nhất của bạn đến họ.

4/ Chú ý đến đối tượng

Trước khi bắt đầu viết bất cứ thứ gì, bạn nên dành thời gian tìm hiểu về khách hàng mục tiêu của bạn.

Cụ thể:

  • Bạn cần biết họ biết gì? họ cần gì / muốn biết gì? Làm thế nào bạn sẽ nói với họ những gì họ cần / muốn biết một cách mới?
  • Xem các bài viết do các thành viên có ảnh hưởng / hoặc các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực của bạn đã viết hay đang làm.
  • Ghi lại các chủ đề bài đăng cũng như bất kỳ nhận xét nào của độc giả.
  • Sau đó hãy viết một viết có thể trả lời cụ thể cho đối tượng mục tiêu của bạn, tránh cung cấp tổng quan chung chung vì như vậy sẽ làm bài viết của bạn trở nên mờ nhạt.

5/ Không sao chép nội dung

Nếu bạn đã tìm hiểu về nội dung của đối thủ, nội dung mà người dùng thích thì đừng sa ngã, yếu lòng mà copy nội dung đó về. Bởi vì:

  • Thứ nhất, bạn có thể sẽ bị các công cụ tìm kiếm đánh giá thấp dẫn đến việc không bao giờ ngóc đầu lên nổi Top 10 tìm kiếm và như vậy sẽ càng xa rời khách hàng mục tiêu của bạn.
  • Thứ hai, nếu bạn có thể copy thì những người viết khác cũng làm được, một nội dung mà quá nhiều người “xào nấu” thì chắc chắn sẽ khiến người đọc nhàm chán và thờ ơ.

Tốt nhất vẫn là cố gắng tạo nội dung mới dựa trên nhu cầu khách hàng để tạo ấn tượng, khác biệt trong mắt người đọc.

6/ Cấu trúc thông tin

Bạn nên cấu trúc thông tin bài viết thật tốt để giúp người đọc tránh rối mắt khi tiếp cận bài viết. Cụ thể, bạn nên tách riêng thông tin thành các phần bằng cách sử dụng dấu đầu dòng, tiêu đề phụ, và in đậm.

7/ Một bức tranh trị giá 1000 từ

Ngày nay, người đọc cũng khá lười biếng, vì vậy mà nếu bài viết toàn chữ sẽ gây nhàm chán và không thu hút được người đọc. Việc sử dụng hình ảnh thu hút sẽ giúp bạn giải quyết khó khăn này.

Một số lưu ý khi bạn chọn hình ảnh cho bài viết:

  • Chọn ảnh chất lượng cao
  • Chọn ảnh phù hợp với nội dung bài viết
  • Nếu bạn tự chụp hình thì nên chọn loại máy chất lượng và góc chụp đẹp
  • Hình ảnh thực tế sẽ thu hút được người xem hơn
  • Một điều quan trọng cần lưu ý ở đây là tất cả các hình ảnh phải thuộc sở hữu của bạn

8/ Các vấn đề ngữ pháp

Lỗi ngữ pháp là điều mà không ai muốn có trong bất kỳ văn bản nào của mình, vì vậy mà bạn nên kiểm tra bài viết thật kỹ.

Hãy lưu ý đến các cảnh báo kiểm tra văn phạm xuất hiện trong bài viết của bạn (các dòng màu xanh trong Word). Nếu một cảnh báo bật lên, đừng bỏ qua nó, nhấp chuột phải để xem chuyện gì đang xảy ra và giải quyết các lỗi ngữ pháp thật tốt nhé.

9/ Tránh sáo rỗng

Hãy suy nghĩ về nội dung của bạn, hãy biến nó thành một cuộc trò chuyện đầu tiên của bạn với một khách hàng tiềm năng nào đó. Vì người tiêu dùng trực tuyến sẽ không đến “thăm” trực tiếp sản phẩm của bạn nên hãy tạo ấn tượng với họ ngay từ lần đầu tiên.

Làm cho nội dung của bạn trở nên nổi bật, giữ nó thoải mái, đủ để liên quan, nhưng vẫn đủ chuyên nghiệp để bán hàng. Không nên viết thiên về quảng cáo quá nhiều mà thay vào đó hãy giải thích làm thế nào công ty của bạn giải quyết nhu cầu, “xoa dịu nỗi đau” của khách hàng theo cách chân thực và thực tế nhất mà bạn có thể.

10/ Đảm bảo sự nhất quán

Điều cuối cùng mà bạn có thể học được từ những bài viết quá tệ của mình đó chính là sự nhất quán.

Việc thừa nhận sự không hoàn hảo là một phần khó khăn nhưng cần thiết để sản xuất một nội dung chất lượng. Chính vì vậy đừng ngần ngại mà đưa bài viết của mình cho người khác đọc để họ góp ý và chỉnh sửa cho bạn. Sau khi đã được góp ý nhớ là phải kiểm tra tính nhất quán của bài viết, đảm bảo rằng các điểm chính của bạn đã rõ ràng, súc tích đủ để đạt hiệu quả truyền tải thông điệp đến khách hàng mục tiêu.

Không ai là một người viết hoàn hảo, chính vì vậy nếu bạn có lỡ sản xuất những nội dung quá tệ thì cũng nên an ủi mình bằng những bài học kinh nghiệm từ những bài viết đó. Hãy can đảm thừa nhận thất bại và suy nghĩ tích cực về những bài viết tệ để thấy rằng nó chính là động lực giúp bạn viết tốt hơn !

Nguồn: brandsvietnam.com

Trả lời

.
.
.
.