Trong một công ty, không thể tránh khỏi sự mâu thuẫn giữa các bộ phận với nhau. Nguyên nhân xuất phát từ một số quan điểm khác biệt, hoạt động của team này ảnh hưởng đến lợi ích của team khác. Một trong số đó là căng thẳng giữa team Marketing và team Sales.
1. Team Sales vs Team Marketing
Team Marketing cố gắng mang về càng nhiều lượng khách liên hệ càng tốt. Nhưng team Sales lại than phiền rằng chất lượng khách không cao, nên khi chuyển đổi thành đơn hàng không nhiều, không đủ.
Từ đó khiến cho doanh số bán hàng thấp, không đạt chỉ tiêu. Ý kiến của team Sales khiến cho team Marketing cảm thấy nỗ lực của họ không được đánh giá cao, tạo ra nhiều áp lực và căng thẳng giữa hai bên. Việc 2 bên cứ hục hặc nhau có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển.
2. Vậy làm sao để hai bên hiểu và phối hợp với nhau được tốt hơn?
Nếu hoạt động một cách rời rạc sẽ không thể phát huy được tối đa sức mạnh của cả 2 team.
2.1. Hiểu rõ mục tiêu chung của cả 2 team
Dù KPI của 2 team khác nhau, nhưng mục tiêu vẫn là tăng doanh số, mang được nhiều khách hàng về, giúp công ty phát triển. Hiểu được điều này thì sẽ không cảm thấy sốt ruột hay khó chịu nữa.
2.2. Vẽ được chân dung khách hàng
Do là người trực tiếp trao đổi, nên đội ngũ kinh doanh sẽ hiểu được các tâm tư nguyện vọng của khách hàng. Thậm chí là những hiểu nhầm mà khách hàng đang mắc phải.
Từ những thông tin này, họ giúp cho Marketing vẽ được chân dung về khách hàng tiềm năng tốt hơn, sát thực tế hơn.
Không những thế, họ còn nắm được các thông tin bên lề của đối thủ qua những cuộc trò chuyện thân tình với khách hàng.
Các thông tin này cực kỳ hữu ích để team Marketing tiến hành cải tiến phương thức quảng bá để tiếp cận với càng nhiều khách hàng tiềm năng càng tốt. Đồng thời cung cấp ý tưởng để Marketing đưa ra các nội dung sắc bén, đánh đúng tâm lý của khách hàng.
2.3. Xác định nguồn khách hàng kém chất lượng
Team Marketing có thể sử dụng rất nhiều kênh để dẫn khách hàng tiềm năng về công ty như SEO, Google Adwords, Email Marketing, Facebook…
Điều cần làm là kiểm tra kênh nào dẫn về khách hàng chất lượng không cao, khách chỉ muốn tìm hiểu cho biết chứ chưa có nhu cầu thực sự.
Lúc này nhân viên kinh doanh sẽ đánh dấu các khách kém tiềm năng và team Marketing sẽ kiểm tra khách đó đến từ kênh nào.
Sau khi đã khoanh vùng được kênh, team Marketing sẽ phân tích, điều chỉnh lại cách thức thực hiện để kênh đó dẫn về nguồn khách hàng tiềm năng hơn.
2.4. Team Sales hãy hỗ trợ team Marketing nhiều hơn
Dù có rất nhiều lợi ích nhưng team Marketing rất ít khi được team Sales hỗ trợ. Đặc biệt là các công ty nhỏ.
Bởi vì người làm Sales cảm thấy việc thống kê lại các dữ liệu để cung cấp cho Marketing khá tốn thời gian và vụn vặt. Họ muốn dành thời gian để chốt sales hơn.
Hoặc đôi khi các thông tin mà Sales đưa ra khá cảm tính, đôi khi trái ngược nhau gây khó khăn cho người làm Marketing.
Vì thế để hai team phối hợp nhịp nhàng với nhau phụ thuộc vào nỗ lực của leader team Sales để điều phối công việc của các thành viên bên dưới. Cũng như leader team Marketing xác định được những dữ liệu nào cần Sales cung cấp để tránh lan man, không rối loạn.
Kết Luận
Sự kết hợp gắn kết hơn giữa 2 team sẽ giúp cải thiện toàn bộ quá trình mua hàng của khách hàng.
Nhờ đó, công ty sẽ có:
- Cái nhìn sâu sắc hơn về người mua.
- Tăng thêm lượng khách hàng liên hệ.
- Hiểu hơn về bức tranh tổng thể và phát hiện những kênh quảng bá kém hiệu quả.
- Cải thiện chất lượng khách cũng đồng nghĩa với việc giảm thời gian chốt đơn hàng.