Cách viết content cho người giàu và người nghèo

Hầu hết chúng ta tập trung tìm hiểu đối tượng khách hàng là ai và giải quyết vấn đề của khách hàng như thế nào là đủ, mà quên mất cách thức truyền tải đúng đến từng nhóm đối tượng khách hàng thế nào cho đúng, cũng là một vấn đề lớn.
Hãy phân chia xem đối tượng khách hàng của chúng ta là “NGƯỜI GIÀU” HAY “NGƯỜI NGHÈO”. Việc “giàu” hay “nghèo” không chỉ phụ thuộc vào giá bán sản phẩm, mà còn phụ thuộc rất nhiều thứ như địa điểm bán sản phẩm, mục đích mua sản phẩm, định vị thương hiệu…
Cách viết content cho người giàu và người nghèo
Cách viết content cho người giàu và người nghèo

Cách viết content cho người giàu và người nghèo

Người nghèo quan tâm đến giá tiền – Người giàu quan tâm đến chất lượng

Khách hàng bình dân có ít tiền nên mọi sản phẩm họ mua đều được cân nhắc kỹ lưỡng và đặt “giá tiền” nên hàng đầu, họ muốn mua được món đồ giá rẻ mà chất lượng có vẻ tốt, họ cũng có tâm lý mặc định đồ tốt là đắt và từ chối luôn khi thấy nó “có vẻ đắt”. Ngược lại khách hàng có điều kiện sẵn sàng móc hầu bao, chỉ cần sản phẩm thực sự có chất lượng tốt đúng với giá, và phù hợp với nhu cầu họ đang cần. Vậy nên bán cho KH bình dân nên để giá tiền có vẻ rẻ như 199k – 399k… kèm theo khuyến mãi giảm giá, vv… Khách hàng cao cấp nên để giá trung lập vd như 400k – 550k.

Người nghèo quan tâm đến sản phẩm – Người giàu quan tâm đến thương hiệu và uy tín

Khách hàng bình dân đặt sự quan tâm quan trọng nhất lên sản phẩm, chỉ cần phù hợp mọi điều kiện của họ về nhu cầu và giá cả họ rất dễ dàng quyết định. Nhưng khách hàng cao cấp ngoài việc quan tâm sản phẩm còn quan tâm đến thương hiệu đó có uy tín không, người đứng đầu là ai hay có điều gì được đưa ra để đảm bảo “uy tín” khi họ mua sản phẩm hay không.

Người nghèo thích giảm giá – Người giàu thích tặng quà

Có 1 điều đặc biệt là dù giàu hay nghèo, khách hàng nào cũng muốn nhận được một sự ưu đãi khi họ mua sản phẩm. Nhưng ưu đãi mà họ muốn nhận lại khác nhau: Khách hàng bình dân thích được giảm giá, họ nghĩ rằng họ đang mua được sản phẩm với giá “đỡ đắt” hơn. Khách hàng cao cấp khi thấy hàng giảm giá họ nghĩ ngay đến chuyện chất lượng sản phẩm “chắc là” cũng thấp thôi, giảm thế lấy đâu ra lời nếu hàng tốt. Nhưng ngược lại họ thích được tặng thêm quà, vừa có niềm vui ưu đãi mà cảm giác chất lượng sp không bị hạ thấp.

Người nghèo thích Trend – Người giàu thích độc nhất

Khách hàng bình dân phát cuồng vì trend: những thứ hot, đang nổi, đang được ưu chuộng nhiều, đang được đám đông tung hô. Họ cảm thấy như đang “hoà” vào sự bắt nhịp xu hướng và sống kịp thời đại. Ngược lại khách hàng cao cấp không coi trọng trend cho lắm, họ thích những thứ có tính ổn định và bền bỉ hơn, đặc biệt là những thứ “độc nhất” dành riêng cho họ mà không ai có.

Người nghèo thích quảng cáo – Người giàu thích PR

Khách hàng bình dân thích quảng cáo – nghĩa là thông điệp bán gì, giá bao nhiêu, có tốt không đập vào mắt to rõ càng tốt, họ cũng coi việc xem quảng cáo là một điều vui vẻ. Còn khách hàng cao cấp họ không thích những thứ quá lộ liễu và “rẻ tiền”, họ thích những cách thể hiện “sang” hơn, gián tiếp hơn, đặc biệt là mượn việc những người cùng đẳng cấp như họ đã dùng sản phẩm khiến họ tin vào sản phẩm hơn là nhãn hàng tự nói.

Về cơ bản đây không phải là những khái niệm mới, chỉ là một chút tổng hợp và làm rõ hơn vấn đề để các bạn content lẫn các nhãn hàng có thể có cái nhìn đúng đắn về khách hàng của mình là ai, thương hiệu của mình thế nào và cách thể hiện đã “matching” với nhau hay chưa.

Xem ngay: Kinh nghiệm viết content

Xem thêm: Dịch vụ viết content chuyên nghiệp

Trả lời

.
.
.
.